Thư mời viết bài tham luận Hội thảo khoa học “Tác động của Luật Đất đai năm 2024 đến các lĩnh vực của đời sống xã hội”

Kính gửi: Các nhà khoa học, Giảng viên, Nghiên cứu viên, Các đơn vị đào tạo ngành Luật và cán bộ, nhân viên đang làm công tác pháp lý tại các đơn vi

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Tác động của Luật Đất đai năm 2024 đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội thảo sẽ là diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu thảo luận, trao đổi về những tác động của Luật Đất đai năm 2024 đến các lĩnh vực của đời sống xã hội dưới góc nhìn pháp lý.

  1. Các chủ đề chính của hội thảo

Hội thảo tập trung vào các chủ đề sau nhưng không giới hạn:

Phiên 1: Tác động của Luật Đất đai năm 2024 đến quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam

  1. Những thay đổi lớn của Luật Đất đai năm 2014 và những tác động đến doanh nghiệp, người dân.
  2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về quản lý, sử dụng đất và những gợi mở cho Việt Nam.
  3. Giá đất và vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng – Thực trạng và một số kiến nghị.
  4. Các phương thức trao quyền sử dụng đất từ Nhà nước cho người sử dụng đất.
  5. Đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất.
  6. Quản lý, sử dụng đất trong các khu vực đặc biệt (Khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao).
  7. Chuyển đổi số trong quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam hiện nay.
  8. Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
  9. Chính sách thu ngân sách nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản.

Phiên 2: Quyền của người sử dụng đất dưới tác động của Luật Đất đai năm 2024

  1. Quyền tiếp cận thông tin của công dân theo Luật Đất đai.
  2. Quyền tiếp cận đất đai của nhà đầu tư nước ngoài.
  3. Quyền sử dụng đất trong kinh doanh bất động sản.
  4. Quyền sử dụng đất nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
  5. Điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
  6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Lưu ý: Trên đây là một số chủ đề gợi ý cho Hội thảo, các tác giả có thể lựa chọn những chủ đề khác phù hợp với nội dung của Hội thảo.

  1. Thời gian và địa điểm tổ chức

2.1. Thời gian, địa điểm nhận bài viết

– Nhận toàn văn bài viết: 15/7/202415/8/2024

– Thời gian và kết quả phản biện: 15/8/2024 – 25/8/2024

– Thời gian nhận bài viết sau phản biện: /8/2024

– Thể lệ viết bài và gửi bài cho hội thảo (Xem phụ lục đính kèm)

2.2. Thời gian và địa điểm tổ chức hội thảo

– Thời gian tổ chức: 07h30- 12h00 ngày 16/9/2024.

– Địa điểm: Hội trường A801, 300A Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh.

  1. Kết quả và công bố

    Sau khi được Hội đồng biên tập phản biện, các bài viết có chất lượng sẽ được lựa chọn để xuất bản trong kỉ yếu có chỉ số ISBN của nhà xuất bản uy tín hoặc sách tham khảo có chỉ số ISBN.

  1. Thông tin liên hệ

Địa chỉ gửi bài và thông tin chi tiết xin liên hệ:

– ThS. Nguyễn Duy Dũng – Khoa Luật trường Đại học Nguyễn Tất Thành, số 331 QL.1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM;

– Email: nddung@ntt.edu.vn;

– SĐT: 0973 357 989

Thay mặt Ban tổ chức chương trình, xin kính chúc các quý vị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Trân trọng./.

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT THAM DỰ HỘI THẢO

 

  1. NỘI DUNG BÀI VIẾT

– Bài viết gửi tới Hội thảo khoa học là các bài nghiên cứu khoa học có nội dung mới, công bố kết quả nghiên cứu, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, trao đổi khoa học, bình luận, phản biện về những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc chủ đề của Hội thảo.

– Bài viết gửi Hội thảo chưa được gửi đăng trên các báo, tạp chí khác. Tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả của bài viết và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung khoa học, cũng như các thông tin, tư liệu, số liệu, hình ảnh minh họa… trong bài viết.

  1. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

2.1. Cách viết đề mục

Mục lớn nhất là 1: In đậm
Mục nhỏ hơn là 1.1 : In đậm nghiêng

2.2. Mẫu bố cục nội dung bài viết

Tiêu đề bài viết tiếng Việt (viết hoa, in đậm, căn giữa)

 Tiêu đề bài viết tiếng Anh (viết hoa, in thường, căn giữa)

Tên tác giả[1]

[1] Học hàm, học vị; nơi công tác; Email liên hệ

TÓM TẮT (in hoa, nghiêng; nội dung tóm tắt không vượt quá 250 từ và phản ánh được nội dung cơ bản của bài viết).

Từ khóa: (chữ thường, in đậm).

Từ khóa cần phải rút ra từ ‘Tóm tắt’, liệt kê 3–5 từ hoặc cụm từ.

ABSTRACT (in hoa, nghiêng)

Keywords: (chữ thường, in đậm)

Lưu ý: Tóm tắt (Abstract) và các từ khóa (Keywords) bằng tiếng Việt và bằng tiếng Anh. Tóm tắt không vượt quá 250 từ và phản ánh được nội dung cơ bản của bài viết. Tóm tắt bằng tiếng Việt đặt ở đầu bài viết, bằng tiếng Anh đặt ở cuối bài viết. Từ khóa cần phải rút ra từ ‘Tóm tắt’, liệt kê 3–5 từ hoặc cụm từ.

  1. Đặt vấn đề (in đậm)

Nội dung vấn đề

2.

3.

4.

  1. Kết luận (in đậm)

TÀI LIỆU THAM KHẢO (in đậm, căn giữa)

Lưu ý: Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.

2.3.  Cách viết hoa

– Viết hoa khi đề cập văn bản luật.

Ví dụ: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015…

– Điều, khoản luật: viết hoa chữ Điều, các chữ khác như khoản, điểm, viết thường.

Ví dụ: Theo đó, điểm d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định.

– Điều ước quốc tế: viết hoa chữ cái đầu và tên điều ước quốc tế đó

Ví dụ: Công ước về Luật biển năm 1982.

2.4. Viết tắt 

– Không lạm dụng viết tắt trong bài tạp chí. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong văn bản; không viết tắt những cụm từ dài.

– Khi viết tắt lần đầu bắt buộc để trong ngoặc đơn và trước đó là từ, cụm từ được viết đầy đủ.

– Cách viết tắt: Lấy chữ cái đầu của mỗi âm tiết và viết hoa

Ví dụ: UBND (ủy ban nhân dân), BLTTDS (Bộ luật Tố tụng dân sự), …

– Trường hợp dẫn chiếu văn bản pháp luật, khi dẫn chiếu lần đầu cần ghi đầy đủ số ký hiệu văn bản và tên văn bản, ví dụ: Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp văn bản đó được sử dụng nhiều lần thì từ lần thứ hai trở đi có thể viết tắt như sau: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản-tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản. Ví dụ: Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Lưu ý: 

Tránh viết tắt ở tên bài, tên mục.

Viết tắt phải thống nhất trong 1 bài.

2.5. Cách trích dẫn và ghi trích dẫn (footnote)

2.5.1. Yêu cầu chung

– Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa khoa học mà không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được chú dẫn ở cuối trang.

– Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp người đọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc.

– Nếu không có điều kiện tiếp cận được tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo.

2.5.2. Cách trích dẫn

– Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép “….” để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn hai câu hoặc 4 dòng đánh máy thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2 cm.

2.5.3. Cách ghi trích dẫn (footnote) 

– Đánh chú dẫn theo số thứ tự của từng bài.

– Tên của tác giả hoặc cơ quan ban hành, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách/ Tên bài báo… (viết in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên sách, bài báo…), nhà xuất bản/số (có dấu phẩy cuối tên), nơi xuất bản đối với sách (Tên thành phố), trang.

Ví dụ:

Nguyễn Văn A (2002), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.45.

Nguyễn Văn A (2012), Về chiến lược phát triển Học viện Khoa học xã hội, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 1, tr. 5-7.

– Nếu tài liệu được trích từ các website: nên copy toàn bộ đường dẫn trang web có tài liệu đó và ghi ngày tham khảo.

Ví dụ: http://hul.hueuni.edu.vn/cac-so-da-xuat-ban/muc-luc-tap-chi-phap-luat-va-thuc-tien-so-45-nam-2020_4890.html, truy cập ngày 16/6/2021.

– Trường hợp một tài liệu tham khảo nhưng được trích dẫn nhiều lần trong bài: bắt đầu từ chú dẫn thứ hai trở đi nếu không muốn lặp lại chú dẫn đó thì tác giả có thể ghi: Tên tác giả, (phẩy) tlđd (in nghiêng) hoặc sđd (in nghiêng) số chú dẫn trước đó….., (phẩy) tr.…. (sau số trang kết thúc bằng dấu chấm).

Ví dụ: Nguyễn Văn A (2002), sđd, tr.89.

– Ngoài ra, tác giả có thể sử dụng các footnote để giải nghĩa từ ngữ, làm rõ thêm một nội dung nào đó.

Call Now